Friday, May 25, 2007

Tính giác và bản giác

Phật thường dạy: Tính giác là diệu minh, bản giác là minh diệu.

Tự tính chúng sinh là giác, không phải vô tri như cây, như đá nên gọi là tính giác. Tính giác ấy là diệu, nghĩa là duyên khởi ra các sự vật, và minh là nhận biết các sự vật.

Tính giác là diệu minh có nghĩa là cái diệu của tính giác luôn luôn là minh.

Chúng sinh mê lầm ở nơi tính giác, chỉ theo cái minh mà không biết cái diệu, nhận cái minh làm giác nên cái diệu hóa thành sở minh, hình như ở ngoài cái giác. Năng sở đã thành lập thì vọng chấp ngày càng nhiều, do đó theo trần cảnh mà phân biệt, mà tạo nghiệp tự cột mình trong vòng sinh diệt.

Đến khi được nghe phật pháp, chúng sinh nương theo bản tính mà tinh tiến tu hành, lúc nhận được bản tính của mình không những là minh mà còn là diệu nữa thì gọi là thủy giác. Thủy giác trông về tính giác, gọi tính giác đó là bản giác, là bản lai sẵn có của mình. Bản giác ấy thường mình và thường diệu, cái minh luôn hợp với cái diệu, chứ không phải tách rời cái diệu như trong lúc mê lầm gợi là bản giác minh diệu.